Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Đồ dùng cần thiết cho các chuyến phượt!

Minh thấy hầu hết mọi người đi phượt dù chuẩn bị kĩ đên đâu cũng có thể quên một vài thứ gì đó nên mình sưu tầm bài viết này để các bạn có thể làm 1 cái checklist bảo đảm ko sót thứ gì :)
Với những nhà phượt mà thời gian ở khách sạn và trên xe nhiều hơn ở nhà thì đồ nghề đi phượt lúc nào cũng sẵn trong va li, ba lô hay trên xe, mình không nói. Còn với phần đông mọi người, trước mỗi chuyến đi dù ngắn dù dài đều có lúc lưỡng lự không biết mang món gì theo, cần phải làm gì cho khoa học. Nhiều khi đi trên đường rồi vẫn tiếc, ô sao mình không mang thứ này thứ kia, sao mình lại mang cái này cái nọ, mình đã cài cửa sổ phòng ngủ chưa, mình đã tắt bếp chưa ….
Sau đây là checklist:
– Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng tính từ ngày mình khởi hành
– Visa (thị thực): xin đầy đủ các thị thực cần thiết
– Các giấy tờ liên quan đến sức khoẻ cá nhân: đơn thuốc thường dùng, sổ khám bệnh …
– Vé máy bay, vé tàu hoả, các loại vé giao thông cho chuyến đi
– Thẻ ưu tiên của hãng hàng không, hãng tàu hoả . …
– Sổ ghi chép các số điện thoại cần thiết khi số cảnh sát, cứu hoả, cấp cứu … ở nơi mình đến; số phone người quen, bạn bè …
– Bảo hiểm du lịch và y tế
– Booking khách sạn
– Thẻ tín dụng, séc du lịch các loại
– Tiền mặt gồm tiền giấy và tiền xu
– Sách hướng dẫn du lịch và bản đồ
– Sách hoặc truyện ưa thích muốn đọc trên đường
– Giấy Chứng minh nhân dân
– Bản photo hộ chiếu, visa và vé máy bay
– Các giấy tờ đặt dịch vụ khác
– Cần một loại túi xách hoặc vali hoặc balô làm hành lý chính tuỳ theo chuyến đi ngắn dài: Nên chọn loại hành lý phù hợp với nhu cầu của mình. Đi từ 4 ngày trở xuống chỉ cần vali hoặc túi xách tay. Hành lý chính nên chọn loại chất liệu nhẹ, bền, chắc chắn, có lớp chống ẩm ướt.
– Các túi nhỏ dùng để đựng và phân loại quần áo, giày dép, đồ vệ sinh.
– Các kẹp đựng tài liệu, giấy tờ bằng nhựa trong
– Khoá vali, khoá túi xách và thẻ hành lý có ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại của mình (không cần thiết phải viết vẽ to đùng lên vali, túi xách)
– Túi hoặc balo dùng hàng ngày trong lúc du lịch, tham quan: nên có phần để đựng chai nước nhỏ
– Quần áo: chuẩn bị tuỳ theo thời tiết của vùng mình đến và nơi mình xuất phát. Chuẩn bị vừa đủ số quần áo cho số ngày của chuyến đi và cho mục đích sử dụng. Đừng nên mang quá nhiều so với nhu cầu thực sự.
– Áo mưa nhẹ và ô che loại gập bỏ túi
– Giày du lịch loại đế mềm, có gai ở đế, dễ di chuyển và không bị trơn trượt
– Dép đi trong nhà, có thể là dép xỏ ngón hoặc dép quai ngang, nhưng phải là chất liệu rửa nước được
– Mũ/nón đội đầu: tốt nhất là bằng vải mềm, thoáng
– Máy ảnh, ống kính, phim (nếu dùng máy phim), máy quay phim
– Giấy hoặc dụng cụ đựng phim ảnh đã dùng
– Băng cho máy quay phim, thẻ nhớ cho máy chụp ảnh số
– Pin cho máy ảnh, máy quay phim
– Ống nhòm
– Chân máy ảnh, máy quay phim
– Máy nghe nhạc cá nhân
– GPS
– Điện thoại di động
– Các loại ổ cắm, dây cắm để sạc pin các đồ điện tử
– Phích cắm đa năng thích hợp với nhiều loại ổ cắm và dòng điện
– Sổ tay cá nhân: ghi chép những câu nói cần thiết với người địa phương, địa chỉ các quán ăn, danh lam thắng cảnh cần thăm, ghi chép lịch trình chuyến đi và những điều thú vị đáng nhớ trong chuyến đi
– Bút chì, bút viết bi
– Khăn quàng cổ nhỏ, khăn tay nhỏ
– Khăn giấy gói
– Khăn lau mặt ướt loại bỏ túi
– Đồ ăn vặt như sô cô la thanh, các loại hạt, một ít kẹo có vị chanh, cam … và kẹo cao su
– Chai nước nhỏ loại 500ml
– Gối nhỏ để tựa đầu
– Băng bịt mắt và bông tai (tránh ánh sáng và ồn khi ngủ)
– Đồng hồ báo thức (ngày nay có thể dùng điện thoại di động)
– Giấy vệ sinh
– Kính râm
– Kính cận hoặc viễn dự phòng (dành cho người không dùng contact lens)
– Diêm hoặc bật lửa
– Đèn pin loại nhỏ
– Pin dự trữ
– Set nhỏ kim chỉ và khuy dự phòng, kéo nhỏ
– Bàn là/ủi nhỏ loại dành cho du lịch
– Túi nilon loại mỏng: một số
– Túi nilon có zip kéo, dùng để đựng áo khoác, áo len, áo phao loại phồng, sẽ xì bớt không khí ra ngoài chỉ còn xẹp lép như hút chân không ấy, rất đỡ tốn diện tích hành lý.
– Một xếp giấy trắng
– Dao xếp đa năng (cái này cho vào hành lý ký gửi khi đi máy bay nhé)
– Một ca/cốc nhựa
– Một thìa nhỏ, một ít tăm tre
– Một cuộn băng dính bề ngang cỡ 5cm
– Thuốc giảm đau thông thường (như paracetamol, aspirin, Analgin)
– Thuốc chống cảm lạnh, sốt nóng
– Thuốc chống tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá
– Thuốc kháng sinh (phù hợp với chính bạn)
– Thuốc chống các bệnh truyền nhiễm như sốt rét (nếu đến các vùng dễ lây nhiễm)
– Một ít Vitamin tổng hợp
– Một ít đường viên glucô (phòng mỏi cơ khi đi lại rất hữu hiệu)
– Các dung dịch cần thiết cho kính áp tròng (contact lens)
– Kem chống côn trùng
– Kem chống nắng
– Kem chống bỏng da
– Những món đồ vệ sinh cá nhân
– Thuốc chữa bệnh theo đơn cá nhân
– Một ít bông, băng, băng dính, cồn
– Bandage
– Kem xoa chống sưng như của Salonpas
– Bao cao su
– Lược chải tóc
– Bàn chải răng + kem đánh răng (loại ống nhỏ dành cho du lịch)
– Chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng, bàn cạo lưỡi
– Gel hoặc ống xịt nách (Deodorant)
– Xà bông tắm và xà bông giặt đồ cá nhân
– Kem dưỡng da toàn thân
– Bộ cắt tỉa móng tay chân (như kéo nhỏ, kìm cắt, giũa …)
– Gương nhỏ
– Máy sấy tóc loại nhỏ, gập gọn
– Mũ nilon bịt tóc khi tắm
– Dao/máy cạo râu
– Dao cạo cho nữ giới
– Kem bôi môi chống nẻ
– Đồ trang điểm
– Khăn bông lau mặt
– Khăn bông cỡ lớn hoặc vừa để tắm
– Bông lau tai
– Dầu gội đầu, dầu tắm, dầu xả tóc, sữa rửa mặt: tất cả đựng trong lọ, chai nhỏ khoảng 50 – 100ml
– Nước hoa (cũng nên mang chai nhỏ)
– Thông báo cho các dịch vụ cung cấp hàng ngày như sữa, ga, dầu ăn … hoặc dịch vụ dọn nhà … thời gian mình đi vắng
– Thông báo cho nhân viên Bưu điện giữ thư tín, điện cho mình
– Nhờ người chăm mèo, chó, vật nuôi và tưới cây, hoa
– Báo cho cảnh sát khu vực về thời gian mình đi vắng
– Gửi lịch trình và số điện thoại có thể liên lạc với mình ví dụ như điện thoại các khách sạn, địa chỉ các khách sạn của mình cho người thân hoặc hàng xóm tin cậy
– Gửi chìa khoá nhà cho người thân
– Dọn tủ lạnh để tủ lạnh rỗng không là tốt nhất (có thể để một chút đồ ăn sẵn sàng cho lúc về nhà thôi)
– Cất các đồ quý, quan trọng vào nơi an toàn
– Xác nhận lại với hãng hàng không và các khách sạn về lịch đi và ngày đến của mình
– Tắt và rút điện tất cả các đồ dùng bằng điện; Khoá van dẫn ga
– Tắt hệ thống lò sưởi, điều hoà; khoá chặt các vòi nước
– Đóng chặt, khoá các cửa sổ.
Cuối cùng là khoá cửa nhà và lên đường thôi!
Đây là checklist liệt kê tất tần tật không thiếu thứ gì, nếu thấy có thứ gì không cần thiết với mình thì bỏ qua nhé!
Chúc các bạn có chuyến phượt an toàn và có nhiều trải nghiệm thú vị!

SHARE THIS

Facebook Comment

0 nhận xét: